Sau đại dịch, hành vi và thói quen của mọi người đã trải qua một cuộc biến đổi đáng kể. Trong việc sử dụng internet, đặc biệt là xem video, chúng ta đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể trong vòng một năm qua. Theo dữ liệu từ YouTube, trung bình hàng ngày có đến một tỷ giờ xem video, và chi tiêu cho quảng cáo video trên mạng xã hội dự kiến sẽ tăng 44% từ năm 2020 lên mức 14,89 tỷ đô la vào năm 2022. Điều này chứng tỏ rằng video đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp.
Trước đây, Video Marketing thường được sử dụng để tạo sự nhận diện thương hiệu. Nhưng theo sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, video marketing đã trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp tăng tương tác từ khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm mới và hỗ trợ các chiến dịch tiếp thị của thương hiệu.
Trong bài viết này, Techino Media sẽ chỉ ra 7 bước để giúp các doanh nghiệp triển khai một chiến dịch Video Marketing hiệu quả và đạt được sự thành công.
1. Thiết lập mục tiêu cho Video Marketing
Bất kỳ hoạt động nào của các chiến dịch Marketing đều bắt đầu từ việc thiết lập mục tiêu. Bạn muốn video của mình đạt được mục tiêu cụ thể ra sao? Hãy đặt ra một vài mục tiêu cơ bản, ví dụ như tạo ra nhận thức cho thương hiệu hay cung cấp thông tin về các sản phẩm.
Một số thương hiệu sử dụng Video Marketing chủ yếu cho hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội. Điều này cực kỳ hữu dụng với những thương hiệu bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, điển hình như thương hiệu giày Ananas. Ví dụ như video sản phẩm dưới đây đã nhấn mạnh một tính năng đặc biệt của giày đến từ nhà Ananas chạm đến đúng vấn đề mà mọi người thường xuyên gặp phải khi đi giày thể thao. Video này không chỉ được đăng lên Facebook như một bài đăng thông thường, mà nó còn sử dụng để quảng bá sản phẩm và đạt được rất nhiều lượt quan tâm trên mạnh xã hội.
Xem thêm video: Ananas – VÀO RA SIÊU DỄ
Thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn tạo ra một CTA (Call to action: lời kêu gọi hành động) hiệu quả cho nội dung video của bạn.
2. Lựa chọn nền tảng phù hợp
Mọi mạng xã hội lớn đều có đặc trưng riêng về video. Các nền tảng có lịch sử lâu đời như Facebook cung cấp nhiều loại video khác nhau, trong khi các ứng dụng “tân binh” như Snapchat và TikTok tập trung vào một định dạng duy nhất. Nếu bạn chưa từng tạo video trên bất kỳ mạng xã hội nào, hãy bắt đầu với nền tảng mà bạn có lượng khán giả ổn định nhất.
Một yếu tố quan trọng khác khi lựa chọn nền tảng phù hợp với bạn là hiểu rõ tính năng của từng nền tảng và kích thước video mà họ hỗ trợ. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì nếu bạn muốn chia sẻ video của mình trên nhiều nền tảng, bạn nên chọn những nền tảng mà có thể tương thích với nhau.
Cuối cùng, nếu bạn quan tâm đến việc tạo các loạt video định kỳ như hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hãy xem xét sử dụng các nền tảng như YouTube hoặc Facebook, bởi chúng cho phép bạn tổ chức các video vào danh sách phát (playlist) hoặc chia sẻ dưới dạng series. Gần đây, Instagram cũng đã thêm tính năng series vào nền tảng IGTV của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể sử dụng video dọc trên YouTube. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng YouTube ưu tiên các video định dạng ngang, vì các video dọc thường sẽ hiển thị với hai khoảng trống hình chữ nhật ở hai bên. Do đó, luôn xem xét định dạng phù hợp nhất cho nền tảng mạng xã hội mà bạn đã chọn.
3. Lựa chọn dạng nội dung video
Hiện nay, có nhiều loại video khác nhau có thể được sử dụng bởi doanh nghiệp để phục vụ nhiều mục đích khác nhau trong chiến lược nội dung tổng thể. Lựa chọn đúng định dạng video phù hợp với thương hiệu là một bước quan trọng trong chiến lược tiếp thị. Mỗi video mang một đặc điểm riêng biệt, do đó cần phải tìm ra định dạng nội dung phù hợp nhất để đạt được mục tiêu chính của doanh nghiệp. Dưới đây là một số dạng video phổ biến và lợi ích của chúng:
- Video Hướng Dẫn và Giáo Dục: Đây là những video cung cấp thông tin và giúp tạo nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng mới. Điều quan trọng là chúng thường mang giọng điệu chuyên nghiệp, tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp của thương hiệu. Nếu sử dụng cho khách hàng hiện tại, bạn có thể tập trung vào hướng dẫn và cung cấp lời khuyên để tạo giá trị tối đa từ sản phẩm.
- Video Hậu Trường (Behind the Scenes): Những video này giúp khán giả hiểu cách doanh nghiệp hoạt động và có cái nhìn về đội ngũ nhân viên. Đôi khi chúng cũng có tính giải trí hoặc cho thấy những câu chuyện thú vị đằng sau hậu trường của doanh nghiệp.
- Phỏng Vấn: Video phỏng vấn với các diễn giả khách mời là cách tốt để giới thiệu khán giả của bạn với những người ảnh hưởng. Đồng thời, chúng cũng giúp tăng tính xác thực cho thương hiệu của bạn.
- Video Giải Trí: Loại video này thường bao gồm nhiều câu đùa, trò chơi hoặc những thứ đáng yêu. Chúng được tạo ra để giải trí khán giả và thường thể hiện giọng điệu thương hiệu cũng như xây dựng cộng đồng.
- Video Chứng Thực (Testimonials): Những video chứng thực làm nổi bật ý kiến của khách hàng và xác thực xã hội cho thương hiệu của bạn. Chúng thể hiện cách khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và mức độ hài lòng của họ, từ đó thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng.
Sau khi bạn đã xác định định dạng phù hợp, bước tiếp theo là lên kế hoạch thực hiện video thực sự.
4. Lên kế hoạch sản xuất nội dung
Một kế hoạch sản xuất nội dung chặt chẽ sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian và nguồn lực tài chính trong dài hạn. Dù bạn sử dụng một sơ đồ flowchart hay phương pháp truyền thống với bút và giấy để ghi chú, điều quan trọng là bạn cần biết cách video sẽ được tạo ra và quay như thế nào.
Nếu bạn muốn giảm bớt áp lực trong quá trình sản xuất nội dung và hậu kỳ, bạn có thể xem xét việc thuê một công ty hoặc doanh nghiệp chuyên về sản xuất. Họ sẽ đảm nhận toàn bộ quá trình lập kế hoạch và phê duyệt, trong khi bạn chỉ cần cung cấp hướng dẫn cơ bản. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định thực hiện mọi thứ bên trong tổ chức, bạn sẽ cần xem xét toàn bộ các bước sau để tạo ra một video:
- Dự tính và chuẩn bị tất cả các công cụ và đạo cụ cần thiết.
- Viết kịch bản cho video.
- Chỉnh sửa kịch bản và điều chỉnh nếu cần.
- Xác định các cảnh quay cho video.
- Lên kế hoạch cho quá trình quay phim để đảm bảo góc quay tối ưu.
- Lựa chọn các thành viên phù hợp để thực hiện công việc.
- Chọn địa điểm quay phim và xem xét yếu tố ánh sáng tự nhiên để điều chỉnh thời gian.
- Xác định ai sẽ là người chỉnh sửa và xử lý các tập hình quay.
- Quyết định ai sẽ thực hiện việc phê duyệt cho từng bước. Ví dụ, bạn có thể cần ít nhất hai người để đảm bảo rằng kịch bản phù hợp với phần thoại.
- Kiểm tra xem âm nhạc bạn sử dụng có vấn đề bản quyền không.
Khi bạn đã đi qua tất cả các bước trong quá trình lên kế hoạch nội dung, bạn sẽ sẵn sàng để bước vào giai đoạn hậu kỳ.
5. Hoàn tất các hạng mục xử lý hậu kỳ
Giai đoạn hậu kỳ thường đòi hỏi nhiều thời gian, đặc biệt là khi video của bạn sẽ được sử dụng cho mục đích quảng cáo hoặc có các yêu cầu đặc biệt đòi hỏi công việc hậu kỳ phức tạp. Hậu kỳ không chỉ đơn giản là việc cắt ghép các cảnh và sắp xếp chúng lại với âm nhạc, mà còn bao gồm nhiều công việc khác như tạo phụ đề, thêm lớp văn bản, tạo màn hình kêu gọi hành động, và nhiều công việc khác nữa. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn quay nhiều phân đoạn khác nhau, vì bạn muốn làm mọi thứ đúng cách và chi tiết, điều này đồng nghĩa với việc bạn cần dành thời gian nhiều hơn để hoàn thành giai đoạn hậu kỳ.
6. Lên lịch đăng và quảng bá cho video
Khi bạn đã sản xuất xong một video hoàn chỉnh, bước tiếp theo là xác định lịch đăng và tiến hành quảng cáo. Đừng bao giờ nghĩ rằng việc quảng cáo video trên mạng xã hội chỉ cần một lần duy nhất. Một video hoàn thiện có thể được chia sẻ trên nhiều nền tảng khác nhau, và thời gian quảng cáo có thể kéo dài suốt cả tháng, phụ thuộc vào lịch đăng bài của bạn trên các mạng xã hội. Ví dụ, trên Twitter, bạn có thể tổ chức nhiều lần quảng cáo cho cùng một video. Đối với các video trực tiếp (livestream), bạn cần liên tục quảng cáo để đảm bảo có đủ lượng người tham gia vào thời điểm phù hợp. Chu kỳ sản xuất video có thể tạo ra nhiều đoạn video khác nhau, mà bạn có thể sử dụng cho quảng cáo hoặc kết hợp chúng để tạo ra video hoàn toàn mới. Hãy thể hiện sự sáng tạo của bạn trong quá trình quảng cáo video.
7. Đánh giá và phân tích các chỉ số đo lường
Bước quan trọng cuối cùng trong mọi chiến lược. Chính là đánh giá và phân tích chiến dịch. Để hiểu rõ hiệu suất của video của bạn, bạn cần dựa vào các con số thống kê liên quan. Bạn cần biết có bao nhiêu lượt xem, thời lượng xem trung bình là bao nhiêu, cùng với số lượng lượt thích, chia sẻ và bình luận. Mỗi nền tảng mạng xã hội sẽ cung cấp các thông tin thống kê riêng biệt. Vì vậy trước khi bắt đầu quản lý, bạn nên nắm vững điều này.
Mỗi nền tảng sẽ có các công cụ đo lường riêng biệt, cho bạn biết cụ thể hiệu suất của mỗi video. Đôi khi, chúng cung cấp thông tin chi tiết, chẳng hạn như số lượt xem trong 3 giây đầu của video. Việc lựa chọn các chỉ số đo lường hiệu quả phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn tăng nhận diện thương hiệu thông qua video, CTA của bạn có thể liên kết đến trang web để người xem có cơ hội tìm hiểu thêm về sản phẩm. Do đó, chỉ số thống kê quan trọng có thể là số lượt nhấp vào liên kết.
Hãy lưu ý rằng ngay cả những video đã tồn tại trong quá khứ vẫn có khả năng thu hút khách hàng. Với việc sử dụng từ khóa phù hợp và nội dung hấp dẫn, một video đã tồn tại trong vài năm vẫn có thể phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn ngày hôm nay.
Tóm lại
Nếu bạn hiểu cách tận dụng, Video Marketing có thể trở thành một công cụ tiếp thị mạnh mẽ, giúp thúc đẩy doanh thu và thương hiệu của bạn. Đảm bảo rằng bạn đã xây dựng một chiến lược tiếp thị video hiệu quả và đã thử nghiệm nó trước khi áp dụng nó vào thực tế.